Đối với giới hàng không nói riêng và dân kinh doanh nói chung, hiếm có ai không biết đến danh tiếng của bà Thảo Vietjet. Tuy nhiên, đối với những người ở ngoại đạo thì ắt hẳn sẽ băn khoăn không biết bà Thảo là ai? Tầm ảnh hưởng của bà Thảo đối với hãng hàng không Vietjet như thế nào? Bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi giải đáp băn khoăn này.
Bà Thảo Vietjet là ai?
Bà Thảo Vietjet tên đầy đủ là Nguyễn Thị Phương Thảo. bà sinh ngày 07 tháng 06 năm 1970 tại Hà Nội. Bà là người sáng lập ra hãng hàng không Vietjet Air. Khi tìm hiểu về tiểu sử bà Nguyễn Thị Phương Thảo Vietjet Air, đại đa số đều thầm ngưỡng mộ về một người con gái tài sắc vẹn toàn.
Sự xuất chúng của bà Thảo được thể hiện từ những tháng năm đi học. Bà Thảo tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Điều khiển học kinh tế tại học viện Mendeleev. Đồng thời, bà cũng là Cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động tại trường Kinh tế Quốc dân Matxcova, Cử nhân Tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Matxcova. Ngoài ra, bà còn là Viện sĩ thông tấn tại Viện Hàn lâm Nghiên cứu Hệ thống Liên bang Nga.
Bà Thảo là người sáng lập ra hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air. Đây cũng là lý do bà thường được gọi với tên gọi thân thuộc là Thảo Vietjet. Trong quá trình điều hành Vietjet, với sự nhạy bén, bà Thảo đã đưa thương hiệu lên một tầm cao mới.
Hành trình kinh doanh của bà Thảo Vietjet Air
Là người con gái với vóc dáng nhỏ bé nên nhiều người cho rằng bà Thảo là người phụ nữ yếu mềm nhưng thực tế, bà chính là minh chứng cho hình ảnh nữ cường.
Ngay từ những tháng năm sinh viên, bà Thảo đã lăn lộn với thương trường. Khi còn học tập tại Đông Âu, nhận thấy sự thiếu hụt hàng tiêu dùng ở thị trường này, bà đã nắm bắt cơ hội kinh doanh từ nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết bị điện tử, máy fax, máy tính, đồng hồ thậm chí là cả nông sản đến từ châu Á. Đồng thời, bà cũng tạo điều kiện thuận lợi để có thể đưa những mặt hàng khan hiếm về thị trường Việt Nam như phân bón, sắt thép, thiết bị…
Nhờ sự nhạy bén trong quá trình kinh doanh, ở tuổi 21, cô sinh viên Nguyễn Thị Phương Thảo đã có trong tay số tiền 1 triệu USD. Đây là một con số đáng mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, không dừng lại đó, bà Thảo vẫn tiếp tục gia tăng dòng tiền của mình.
Hoàn thành chương trình học ở Đông Âu, bà Thảo trở về nước và hoạt động khá kín tiếng. Phải đến khi bà Thảo trở thành Tổng Giám đốc của hãng hàng không Vietjet Air và lọt Top tỷ phú của Tạp chí Forbes, danh tiếng của bà Thảo mới được mọi người biết đến.
Khi tìm hiểu tiểu sử bà Thảo, mọi người mới biết, ngoài Vietjet Air, trước đó, bà Thảo còn tham gia sáng lập và điều hành 2 ngân hàng tư nhân danh tiếng là Techcombank và Vietcombank từ năm 2015-2016. Sau đó, bà tiếp tục đầu tư vào HD Bank và trở thành Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị. Trên các cương vị, bà Thảo đều ghi dấu là nữ doanh nhân quật cường, tài năng với thương vụ thành công giúp các doanh nghiệp tăng nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ.
Ngoài hàng không, ngân hàng, bà Thảo còn là một nhà đầu tư bất động sản có “máu mặt”. Bà là người đứng sau thương vụ thâu tóm khu nghỉ dưỡng Furama Resort Danang đình đám.
Trong mọi lĩnh vực, bà Thảo đều thể hiện tầm nhìn đi trước thời đại. Đây cũng là lý do các doanh nghiệp có sự góp mặt của bà Thảo đều gặt hái được các thành công rực rỡ. Và bà Thảo nằm trong Top các Tỷ phú tại Việt Nam trong nhiều năm liền.
Tầm ảnh hưởng của bà Thảo đối với hãng hàng không Vietjet Air
Dù thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng danh tiếng bà Thảo phủ sóng rộng rãi nhất là khi tham gia vào ngành hàng không. Với nền tảng vốn mạnh mẽ từ ngân hàng và bất động sản, bà Thảo đã có quyết định mạo hiểm là thành lập hãng hàng không Vietjet Air. Đây được xem là thương vụ đầu tư mạo hiểm. Bởi để thành lập một hãng hàng không cần phải có một nguồn vốn khổng lồ.
Bên cạnh đó, tại thị trường Việt Nam, Vietnam Airlines gần như độc quyền. Tuy nhiên, với sự bản lĩnh chinh chiến trên thương trường, bà Thảo vẫn quyết định dấn thân vào lĩnh vực “khó nhằn” này.
Khi Vietjet Air được thành lập, bà Thảo đã đưa ra những đường hướng chiến lược mang tính đột phá để tạo ra nguồn khách hàng riêng. Theo đó, chiến lược của Vietjet Air sẽ tập trung vào phân khúc giá rẻ. Với chiến lược này, Vietjet Air đã nhanh chóng gặt hái được thành công.
Trong năm 2012, tức 1 năm sau khi chính thức đi vào hoạt động, Vietjet Air chiếm được khoảng 8% thị trường hàng không. Đến năm 2016, con số này đã tăng mạnh mẽ lên 41% gần ngang ngửa với Vietnam Airlines. Thậm chí, năm 2017, Vietjet Air còn vượt mặt Vietnam Airlines chiếm được thị phần lớn nhất.
Trong giai đoạn tiếp theo, Vietjet Air đều có được những thành tích ấn tượng. Ngay cả trong giai đoạn Covid, nền kinh tế toàn thế giới bị ảnh hưởng nhưng bà Thảo cùng Vietjet vẫn xoay xở để vượt khó và hồi phục nhanh chóng. Tất cả là nhờ công lao to lớn của bà Thảo chủ tịch Vietjet. Vì vậy, khi nhắc đến Vietjet Air là nhắc đến bà Thảo. Với Vietjet Air, bà Thảo được được mệnh danh là linh hồn của hãng hàng không giá rẻ này.
Nhờ bà Thảo Vietjet, người lao động có thu nhập thấp vẫn có thể đi máy bay. Quá trình di chuyển của mọi người bớt vất vả hơn. Đồng thời, nhờ bà Thảo và hành trình thành lập Vietjet Air, cuộc chơi cạnh tranh giữa các hãng hàng không cũng mang lại nhiều lợi ích cho người dùng thay vì một thương hiệu độc chiếm thị trường.
Hiện tại, bà Thảo đã thôi chức CEO tại Vietjet. Dù không trực tiếp tham gia điều hành nhưng tinh thần kinh doanh của bà Thảo Vietjet vẫn được đội ngũ ban lãnh đạo kế cận tiếp thu và phát huy để đưa Vietjet Air ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Những tin đồn xoay quanh bà Thảo Vietjet
Sau khi thôi chức CEO tại Vietjet, bà Thảo sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet. Ngoài vị trí này, bà Thảo cũng kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau ở các lĩnh vực kinh doanh khác. Tuy nhiên, hiện tại, bà chọn cách sống kín tiếng hơn. Vì vậy, những thông tin về bà Thảo Vietjet trong giai đoạn này không nhiều.
Chính vì sống kín tiếng nên nhiều tin đồn thổi về bà Thảo nổ ra. Trong đó, những tin tức như bà Thảo Vietjet bị bắt hay bà Thảo Vietjet bị điều tra khiến nhiều người hoang mang. Tuy nhiên, thực hư các tin đồn này chưa được kiểm chứng.
Thông tin gần nhất về bà Thảo Vietjet là việc Sovico cam kết hỗ trợ cho trường Linacre College trực thuộc Đại học Oxford số tiền 155 triệu bảng Anh để hỗ trợ thành lập trung tâm sau Đại học và cấp học bổng cho sinh viên. Thông tin này đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Tuy nhiên, hiện tại, phía trường cũng phản hồi cam kết này của hai bên đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục để thực hiện. Giới kinh doanh đặc biệt là những người siêu giàu vẫn luôn tồn tại nhiều tin đồn. Đối với bà Thảo Vietjet cũng không nằm ngoại lệ. Tuy nhiên, mọi thông tin chưa được kiểm chứng nên vẫn chỉ là những tin đồn.
Trên đây là thông tin chia sẻ về bà Thảo Vietjet và sức ảnh hưởng của bà đối với hãng hàng không Vietjet. Thông Tin Hàng Không hy vọng với những thông tin chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị nữ doanh nhân tài năng, nhạy bén này.
Có thể bạn quan tâm: