HomeĐiểm đến Du lịchĐón Tết ở Trung Quốc có giống Việt Nam...

Đón Tết ở Trung Quốc có giống Việt Nam không?

Bên cạnh Tết dương lịch theo cách tính ngày của phương Tây, cả Việt Nam và Trung Quốc đều có lịch âm và những ngày lễ Tết cổ truyền. Điều này khiến nhiều người băn khoăn liệu Tết ở Trung Quốc có gì khác biệt so với Tết của Việt Nam? Liệu đây có phải sự tương đồng về văn hóa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này trong thông tin bài viết dưới đây của Thông Tin Hàng Không nhé!

1. Tết ở Trung Quốc có gì giống với Tết cổ truyền Việt Nam?

Cả người Việt Nam và người Trung Quốc đều xem Tết cổ truyền đều là ngày lễ có ý nghĩa quan trọng bậc nhất trong năm. Đây là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và đón chào năm mới với những khát vọng mới. Trong dịp này, mọi người trở về quê hương, đoàn tụ sum vầy bên gia đình, người thân và bạn bè sau một năm học tập, làm việc hăng say, nỗ lực.

tết ở Trung Quốc
Tết ở Trung Quốc và Việt Nam đều trang hoàng với những vật dụng màu đỏ.

Tết ở Trung Quốc cũng như Việt Nam đều mang ý nghĩa cung nghênh, chào đón năm mới với những kỳ vọng mới. Trong những ngày này, mọi người như xích lại gần nhau hơn, quan tâm, dành cho nhau những lời thăm hỏi, chúc tục đầy yêu thương. Trong văn hóa của cả 2 quốc gia, ngày Tết cổ truyền mỗi năm đều là kỳ nghỉ dài và có nhiều hoạt động, yếu tố tương đồng:

– Trước Tết, cả gia đình người Việt và người Hoa đều lau dọn mọi ngóc ngách trong nhà cửa để xua đuổi đi mọi điều cũ kỹ, xui xẻo, đón chào năm mới hanh thông.

– Mọi người trong gia đình, họ hàng sẽ đi chúc tụng nhau ngày Tết.

– Trẻ nhỏ trong gia đình sẽ được nhận những phong bao lì xì đỏ cùng lời chúc tốt đẹp từ người lớn.

– Trong ngày Tết, mỗi gia đình của cả hai nước đều trang trí nhà cửa bằng những món đồ màu đỏ như đèn lồng đỏ, câu đối đỏ,… với hi vọng cầu mong cho năm mới may mắn, bình an, tài lộc, hạnh phúc.

– Ngày Tết cũng là dịp người dân ở cả Việt Nam và Trung quốc đều chi tiêu rất nhiều. Lượng sản phẩm hàng hóa bán ra trong khoảng thời gian này là vô cùng lớn. Thống kê tiêu dùng tại 2 quốc gia này nói riêng và các nước khu vực Á Đông trong dịp Tết cổ truyền luôn đạt ngưỡng cao nhất.

– Trong ngày Tết nguyên đán, đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết là những thời khắc quan trọng nhất. Trong thời khắc này, các gia đình đều cử hành nghi thức dâng cúng gia tiên một mâm cơm thịnh bày tỏ lòng thành kính.

2. Những điểm khác biệt Tết ở Trung Quốc và Việt Nam

Có người cho rằng, Tết ở Trung Quốc và Việt Nam luôn đồng nhất về mọi yếu tố. Bởi lịch sử của nước ta đã từng phải chịu hơn 1000 năm đô hộ của Bắc quốc. Tuy nhiên, điều này không thực sự đúng. Tết cổ truyền của người Việt vẫn có những nét rất khác biệt với ngày tết ở Trung Quốc. Điều này được thể hiện rất rõ qua những yếu tố sau:

2.1. Sự khác biệt đến từ tên gọi và thời gian ăn Tết

Hẳn bạn cũng có không ít lần tự hỏi: tết ở Trung Quốc như thế nào? Có tổ chức cùng ngày với Tết của người Việt không?

Ngày Tết ở Trung Quốc
Ngày Tết ở Trung Quốc có tên gọi là Tết Xuân Tiết.

Câu trả lời là hoàn toàn không. Tại Việt Nam, Tết âm lịch được gọi là Tết Nguyên Đán. Trong khi ngày Tết này ở Trung Quốc lại được biết đến với tên gọi Tết Xuân Tiết. Đặc biệt, dù cùng dùng chung lịch âm nhưng 2 quốc gia có thời gian đón Tết khác nhau.

Ở nước ta, Tết Nguyên Đán bắt đầu rục rịch từ ngày 23 tháng Chạp – ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời, kéo dài đến ngày mùng 7 tháng Giêng. Trong khi đó, người Trung Hoa lại có Tết Xuân Tiết dài hơn, khoảng 40 ngày, bắt đầu từ mùng 8 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng.

2.2. Sự khác biệt đến từ nguồn gốc tết ở Trung Quốc và Việt Nam

Tết ở Trung Quốc cũng có nguồn gốc rất khác biệt so với Tết cổ truyền của người Việt.
Theo đó, truyền thuyết từ ngàn đời xưa của người Trung Hoa nói rằng: xưa kia, mỗi dịp đầu năm mới con người đều bị Niên thú ghé thăm quấy phá, thậm chí là bắt cóc cả trẻ nhỏ trong làng.

Để ngăn chặn điều này, người dân thường dự trữ sẵn rất nhiều đồ ăn trước cổng nhà để hy vọng yêu quái được ăn no nê sẽ bớt gây tai họa. Những biện pháp này rất nhanh sau đó không còn có tác dụng. Cho đến một ngày người dân trong làng chứng kiến Niên thú vì nhìn thấy đứa trẻ mặc đồ đỏ mà sợ hãi bỏ chạy. Kể từ đó, vào những ngày đầu năm mới, nhà nhà đều trưng lên những đồ vật màu đỏ: đèn lồng đỏ, giấy pháo đỏ, dán giấy đỏ và mặc đồ đỏ…để tránh muông thú.

Trong khi đó, Tết cổ truyền của người Việt có nguồn gốc đơn giản và chân thực hơn. Bắt nguồn từ truyền thống trồng lúa nước của người Việt cổ. Hàng năm, vào những ngày chuyển giao năm cũ và năm mới trùng với mùa vụ thu hoạch. Vì vậy, để vui mừng mùa lúa mới, mỗi gia đình đều làm mâm cúng dâng lên tổ tiên, thần linh bày tỏ lòng thành kính, cầu mong mưa thuận gió hòa. Tết Nguyên Đán cũng là dịp để mọi người nghỉ ngơi, đoàn tụ sum vầy cùng gia đình, người thân.

2.3 Những khác biệt về phong tục trong ngày Tết

Phong tục ngày tết ở Trung Quốc và Việt Nam cũng có những khác biệt về nét văn hóa.
Nếu như ở nước ta có tập tục tiễn ông Công ông Táo về chầu Trời vào ngày 23 tháng Chạp. Sau đó là cả gia đình quây quần gói bánh chưng, bánh tét, thăm viếng mộ người thân, làm mâm ngũ quả, xông đất, hái lộc, xin chữ đầu năm…

Đặc biệt, đi chùa đầu năm của người Việt là nét đẹp văn hóa tâm linh rất độc đáo. Với mong muốn cầu nguyện cho năm mới hạnh phúc, viên mãn tràn đầy, lễ chùa cũng giúp bày tỏ tấm lòng thành kính của mình với Đức Phật, Tổ tiên.

tết ở trung quốc
Ngày Tết ở Việt Nam có phong tục tặng lì xì cho người lớn.

Tết ở Trung Quốc lại có những phong tục khác biệt. Vào ngày đầu năm mới, mỗi gia đình đều dán chữ “Phúc” ngược trước cửa. Bởi khi chữ “Phúc” dán ngược có nghĩa là “phúc đáo” đọc chệch là “Phúc đến” cầu cho năm mới hạnh phúc, tài lộc và bình an.

2.3.1. Về phong tục chơi cây cảnh ngày Tết

Tết ở Việt Nam thường có bộ ba Đào – Mai – Quất trưng bày trong nhà. trong những ngày Tết. Trong khi đó đón Tết ở người Trung Quốc lại thường có sự xuất hiện của bộ tứ Mơ – Thủy Tiên – Quất – Cà tím.

2.3.2. Văn hóa ẩm thực trong ngày Tết của Việt Nam và Trung Quốc

Khi nói đến sự khác biệt trong cách đón Tết của người Việt Nam và Tết ở Trung Quốc. Ẩm thực chắc chắn là khía cạnh không thể bỏ lỡ.
Người Việt ăn Tết với Bánh Chưng, Bánh Tét, mứt, củ hành,… Ngoài ra, tùy theo phong tục của từng vùng miền sẽ có thêm những món ăn đặc trưng khác như: thịt kho hột vịt, canh khổ qua, thịt đông,…

Ngày Tết ở Trung Quốc
Ngày Tết ở Trung Quốc không thể thiếu món xủi cảo.

Trong khi đó, người Trung Hoa lại có những món ăn riêng trong ngày Tết. Đặc trưng nhất là: bánh củ cải, sủi cảo, thịt lợn xào chua chọt, bánh khoai môn…

3. Tổng kết

Với những phân tích trên, Tết ở Trung Quốc và Tết cổ truyền tại Việt Nam mặc dù vẫn có những nét tương đồng nhưng không hoàn toàn giống nhau. Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa với những phong tục đặc sắc riêng.

Việc được trải nghiệm trọn vẹn một cái Tết cổ truyền của nước bạn là điều rất nhiều người muốn hướng đến. Đây là lý do mà tết du lịch Trung Quốc ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Nếu bạn cũng đang có dự định với một chuyến đi nha vậy, Vietjet Air hân hạnh cùng đồng hành với bạn cho kỳ nghỉ cuối năm.

tết ở trung quốc
Vietjet Air cung cấp các chuyến bay Việt Nam – Trung Quốc giá tốt.

Với rất nhiều ưu đãi giảm giá vé, săn vé máy bay khứ hồi Trung Quốc giá tốt. Hành trình tới ăn Tết ở Trung Quốc của bạn sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Để không bỏ lỡ những thông tin về giá vé hấp dẫn, hãy cập nhật ngay các kênh thông tin của Vietjet nhé!

  • Website: https://www.vietjetair.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/vietjetvietnam
  • Instagram: https://instagram.com/vietjet
  • YouTube: https://www.youtube.com/VietjetOfficial
  • TikTok: https://www.tiktok.com/@vietjetvietnam
  • Zalo: https://oa.zalo.me/vietjet
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC

TIN MỚI CẬP NHẬT